|
|
Góc thông tin |
HOME > Về I.I.A >Góc thông tin |
|
Làm thế nào để nhận được sự giúp đỡ của Trung tâm Hỗ Trợ Pháp Lý Nhật Bản ( Hoterasu)? |
Tại trung tâm Hỗ Trợ Pháp Lý Nhật Bản (còn được gọi là “Hoterasu”), người nước ngoài tại Nhật Bản có thể tiếp cận với các dịch vụ sau:
- Thông tin liên quan đến thủ tục và phương pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý.
- Đối với những người có thu nhập thấp (có thẻ cư trú), có thể tham khảo ý kiến luật sư miễn phí, hoặc có thể trả lệ phí tư vấn một thời gian sau đó. Quá trình tư vấn có thông dịch.
- Bên cạnh tư vấn qua điện thoại, trung tâm cung cấp các cuộc gặp tư vấn trực tiếp (tuy nhiên những tư vấn này chỉ thực hiện bằng Tiếng Nhật)
Trung tâm Hỗ Trợ Pháp Lý Nhật Bản – Chi nhánh Ibaraki
Địa chỉ: Ibaraki-Ken, Mito-Shi, Omachi 3-4-36 Omachi Biru tầng 3
Điện thoại: 050-3383-5390 (Các ngày trong tuần từ 9:00-17:00)
Các thông tin liên hệ (tiếng Nhật và tiếng Anh đều được)
Điện thoại: 0570-078-374(Các ngày trong tuần từ 9:00 sáng – 9:00 tối / thứ Bảy từ 9:00 sáng - 5:00 chiều)
|
|
 |
|
Từ ngữ giao tiếp |
- Kon'nichiwa, Arigato
Sayonara, arigato ...... những từ ngữ này là nền tảng cho cuộc sống hàng ngày của bạn ở Nhật Bản. Bạn sẽ thấy có một sự khác biệt lớn trong phản ứng của người dân giữa việc bạn dùng hay không dùng những từ ngữ đó. Hãy cố gắng để nắm vững một số từ vựng tiếng Nhật cơ bản.
- Tiền sẽ giải quyết ......
Có một số người có thể không tuân thủ mọi luật lệ và nghĩ rằng “tiền sẽ giải quyết được mọi vấn đề”. Nhưng không giống như một số quốc gia, ở Nhật Bản, có tiền không có nghĩa là bạn có thể làm được mọi việc.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
Đối với người dân Nhật Bản, diễn đạt không chỉ bằng lời nói. So với phương Tây, người Nhật sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, không gian cá nhân, ánh mắt, im lặng, trực giác và tâm trạng theo những cách khác nhau.
Do vậy bạn có thể sẽ bị hiểu lầm khi nói hoặc nhắn tin bằng tiếng Anh hay tiếng Nhật vì những yếu tố này. Ngoài ra một số từ, chẳng hạn như có và không, có ý nghĩa khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh.
Tại Nhật Bản, các tín hiệu phi ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một mối quan hệ tin tưởng. Hãy so sánh một số dấu hiệu phi ngôn ngữ và lời nói với những gì chúng ta sử dụng và không sử dụng.
- Im lặng
Có một câu nói “Im lặng là vàng”, và điều này cũng có thể áp dụng đối với người dân Nhật Bản. Một số người phương Tây có thể cảm thấy không thoải mái khi một số người Nhật Bản im lặng khá dài trong cuộc giao tiếp. Người Nhật Bản tin rằng im lặng sẽ tốt hơn là nói cái gì đó sẽ xúc phạm người khác hoặc làm cho bản thân mất mặt. Ngoài ra, sự im lặng được sử dụng để xem xét đầy đủ những gì đang nói.
- Gián tiếp
Tương tự như việc im lặng kéo dài, đôi khi người dân Nhật Bản sẽ nói gián tiếp để giúp việc giao tiếp diễn ra dễ dàng. Điều này là để duy trì sự hài hòa trong giao tiếp. Việc nói một cách trực tiếp “không” là không phổ biến tại Nhật Bản. Ví dụ, nếu họ không đồng ý với một điều gì đó, thay vì nói “không”, họ có thể nói “nó có thể là khó khăn” hay “chúng tôi sẽ suy nghĩ về nó,” và để bạn có thời gian suy nghĩ lại vấn đề bạn đã đưa ra.
- Có và Không
““Có” không có nghĩa là “có” và như đã đề cập trước đó, “không” có thể nói nhiều cách khác nhau. Trong cuộc trò chuyện bạn sẽ thường thấy người dân Nhật Bản nói “vâng, vâng”. Nó thường là họ thừa nhận những gì bạn đang nói, nhưng không nhất thiết là đồng ý. Gật đầu có thể có nghĩa là một điều tương tự. Bạn nên chú ý điều này để có thể hiểu chính xác ý nghĩa của từ “có” khi người Nhật Bản nói.
- Diễn đạt cảm xúc
Hầu hết người dân Nhật Bản có biểu hiện bình thản khi nói hoặc nghe. Cau mày khi có người đang nói được hiểu như là một dấu hiệu của sự bất đồng.
Đối lập trực tiếp với cách phương Tây suy nghĩ, nhìn thẳng vào mắt được coi là thô lỗ hay hung hăng. Người Nhật được dạy để nhìn vào cổ của người đối diện khi nói chuyện thay vì nhìn vào mắt của họ.
- Không gian cá nhân
Nhật Bản có xu hướng tạo cho mình một không gian cá nhân lớn hơn so với người phương Tây nhưng khi ở trên tàu điện đông đúc thì không thể tránh được. Bạn gần như không thấy người Nhật Bản ôm ấp hay hôn nhau ở nơi công cộng.
- Cúi chào
Bắt tay hiện nay trở nên phổ biến hơn, nhưng việc cúi chào cũng là môt cách đơn giản và phổ biến để chào đón tại Nhật Bản. Độ cúi sâu của một người khi chào thể hiện với địa vị xã hội của người đó với người đối diện. Một nguyên tắc đơn giản là cúi sâu như những người bạn đang chào hỏi.
- Tiếng cười và nụ cười
Người dân Nhật Bản đôi khi cười và cười vào những thời điểm mà người phương Tây có thể không cười. Tiếng cười phát ra khi có những cảm xúc như căng thẳng, sốc, bối rối, hoang mang và không chấp thuận.
- Ngủ
Tại Nhật Bản, tham dự là quan trọng hơn tham gia thực tế. Bạn sẽ thấy khá phổ biến khi sinh viên ngủ trong lớp học hoặc thậm chí các chính trị gia ngủ trong các cuộc họp quan trọng.
- Cử chỉ tay
Người phương Tây thích sử dụng bàn tay của mình để nói chuyện và thể hiện bản thân, nhưng điều này không phổ biến ở Nhật Bản. Tuy nhiên có một số tín hiệu tay có ý nghĩa hơi khác nhau ở Nhật Bản. Ví dụ, một dấu hiệu cho thấy có vẻ như “đi đi” thực sự có nghĩa là “đến đây”. Quạt một tay ở phía trước mặt có nghĩa là “không có” hoặc “không có gì đâu, không phải cảm ơn”.
- Ngồi và đứng
Người dân Nhật Bản không có xu hướng bắt chéo chân khi ngồi hoặc bỏ tay vào túi mình vì nó được xem là lười biếng. Nếu để cho người đối diện thấy đế giày hoặc bàn chân của bạn cũng cho là thô lỗ tại Nhật Bản. Khi ngồi trên ghế, bạn nên để hai chân trên mặt đất.
Nguồn
http://www.kwintessential.co.uk/resources/global-etiquette/japan-country-profiles.html
|
|
 |
Quy tắc ăn uống |
Dưới đây là một số quy tắc chung khi bạn ăn với người Nhật.
- “Itadakimasu” và “Gochisōsama”
Thứ nhất, người Nhật sẽ rất để ý vào vào thái độ của bạn khi bắt đầu vào bữa ăn.
Thứ hai là những lời khen ngợi món ăn. Việc cúi chào cũng được đánh giá cao.
- Uống
Mời đồ uống là việc bạn mời đi và được mời lại. Khi được mời đồ uống, cầm cốc của bạn bằng cả hai tay và cảm ơn bằng một cái cúi đầu. Khi cốc của bạn được rót đầy, ngay lập tức (nhưng phải cẩn thận) đặt nó trên bàn và gợi ý bạn mời đồ uống. Sử dụng cả hai tay để cho thấy bạn rất cẩn thận và quan tâm đến người đối diện.
- Không
- Không nói chuyện khi bạn đang nhai thức ăn trong miệng
-Không cắm đũa vào bát cơm hay thức ăn của bạn (chỉ làm thế trong các nghi lễ cho người mới mất)
- Không nên ăn trước khi người chủ trì chưa tuyên bố bắt đầu.
- Nếu không biết hãy hỏi hoặc tỏ ra ngập ngừng để người đối diện hiểu ý bạn không biết.
- Những điều sau đây bạn có thể làm
- Bạn không phải cố ăn một cái gì đó mà bạn không thích. Chỉ cần nói “Chotto ...” ngay sau tên món ăn bạn được mời.
- Bạn có thể húp soàn soạt các món súp hay mỳ ramen vv ...
- Bạn có thể yêu cầu người xung quanh hướng dẫn để làm giống theo họ.
|
|
 |
Cuộc sống tại trường học và cha mẹ |
Trường học ở Nhật Bản bắt đầu từ tháng Tư, khác với hầu hết các nước khác. Khi con bạn tròn sáu tuổi tính theo ngày nhập học 01 tháng 4, bạn sẽ được thông báo về việc nhập học cho con vào trường tiểu học. Để nhập học, con bạn phải đi khám để kiểm tra sức khỏe thể chất và thực hiện các thủ tục yêu cầu liên quan. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc nhập học, xin vui lòng liên hệ với Hội đồng Giáo Dục trong thành phố bạn đang ở.
Các hoạt động chính ở trường và các khoản chi phí.
(1) Khi trẻ bắt đầu đi học, bạn phải trả một khoản phí thành viên và trở thành một thành viên của Hiệp hội Phụ Huynh (PTA). Kodomo-kai (Hội trẻ em) được tổ chức để hỗ trợ học sinh trong tất cả các phạm vi của cuộc sống, và đôi khi bạn phải tham gia thu thập báo cũ, tạp chí để làm quỹ cho các hoạt động như đi cắm trại, lễ hội mùa hè, v.v.
(2) Sách giáo khoa được cung cấp miễn phí, bạn chỉ phải trả tiền ăn trưa ở trường học và tiền đồng phục, v.v.
(3) Sự kiện của trường
・Kiểm tra sức khỏe thể chất: Trong tháng 3, bạn nhận được một thông báo về kiểm tra sức khỏe và kiểm tra trí thông minh.
・Lễ Nhập học: Học sinh sẽ nhập học vào đầu tháng 4. Trong lễ nhập học, các em học sinh sẽ đi cùng bố mẹ.
・Chuyến thăm của giáo viên chủ nhiệm: Trong tháng 5, giáo viên chủ nhiệm sẽ đến nhà học sinh để gặp nói chuyện với bố mẹ học sinh. Đây là một cơ hội để phụ huynh thu thập thông tin của con em mình tại trường học và trao đổi ý kiến với giáo viên.
・Lễ hội thể thao: Vào tháng 9 sẽ có các chương trình thể thao tại trường học, thường bao gồm các trò chơi của học sinh và trò chơi có cha mẹ tham gia.
・Đi dã ngoại: Trong tháng 10, cha mẹ sẽ tham gia dã ngoại cùng các con do trường tổ chức.
・- Giám sát qua đường: Trong nhiều trường hợp học sinh đi bộ đến trường theo nhóm thì cha mẹ của họ được yêu cầu phải thay phiên nhau giám sát tại các ngã đường đảm bảo an toàn khi các đứa trẻ băng qua đường. Tần số phụ trách vai trò này phụ thuộc vào số lượng trẻ em.
・- Các cha mẹ sẽ được phân công làm một số công việc như bảo trì, làm cỏ sân chơi trong một số dịp hoạt động của trường.
|
|
 |
Lễ cưới và tiếp tân (Kankon-sosai) |
- Lễ cưới được tổ chức tại hội trường đặc biệt dành phục vụ cho các nghi lễ cưới. Thông thường, các lễ cưới được tổ chức tại khách sạn hoặc hội trường.
- Lễ cưới được tổ chức theo các phong cách từ Nhật Bản đến phương Tây. Gia đình hai bên sẽ quyết định chọn phong cách nào trong ngày trọng đại này.
- Chỉ những người được gửi giấy mời thì mới có thể tham dự (do số lượng khách được đặt theo đúng giấy mời nên không phải ai cũng có thể được tham dự)
- Trang phục dự lễ cưới phải lịch sự chuẩn mực. Phụ nữ đến dự lễ cưới tránh không mặc đồ màu trắng (để không làm mờ nhạt cô dâu)
- Người tham dự lễ cưới chúc mừng cho cô dâu chú rể “món quà chúc mừng” hay còn gọi là Shūgi. Thông thường mọi người mừng bằng tiền. Số tiền này được đưa tại quầy lễ tân. Số tiền mừng cưới phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội và mối quan hệ với cô dâu chú rể (ví dụ, một người bạn đại học sẽ mừng khoảng 30,000 yên.). Tiền mới sẽ được ưu tiên sử dụng hơn tiền cũ để dùng làm quà cưới.
- Khi bạn từ nơi rất xa đến tham dự lễ cưới thì cô dâu chú rể( hoặc cha mẹ của cô dâu, chú rể) đôi khi có thể gửi lại một nửa số chi phí đi lại của bạn.
- Những người mai mối (gọi là Nakoudo) là người hỗ trợ sắp xếp các cuộc gặp cho những người muốn tiến tới hôn nhân. Kết hôn dựa trên tình yêu (Ren-ai-Kekkon) giờ đây trở nên không còn hiếm nữa. Ngày nay, kết hôn không thông qua bà mai mối ngày càng trở nên phổ biến tại Nhật Bản.
- Trước khi tổ chức lễ cưới, gia đình hai bên sẽ có một buổi lễ gặp mặt và tặng quà hứa hôn hay còn gọi là Yuinō cho nhau (người đàn ông sẽ tặng nhẫn cưới và người phụ nữ sẽ tặng đồng hồ đeo tay.) Nhưng gần đây tất cả điều này đã được đơn giản hóa thành một bữa tiệc tối đơn giản. Trong buổi lễ này, gia đình của chú rể thường tặng tiền cho gia đình cô dâu và một lá bùa may mắn cho cô dâu. Đây chỉ là một nghi lễ riêng tư giữa hai gia đình nhưng với nghi lễ này, cả hai gia đình sẽ đồng ý về một lời hứa “Chúng tôi sẽ kết hôn.”
- Tại Nhật Bản, sau khi kết hôn người phụ nữ sẽ đổi Họ theo Họ của chồng. Về mặt pháp luật thì cho phép các cặp vợ chồng quyết định Họ sẽ sử dụng cho gia đình họ nhưng theo truyền thống thì Họ của đàn ông được sử dụng nhiều hơn so với Họ của phụ nữ.
Lễ tang
- Lễ tang ở Nhật Bản được tổ chức gồm 3 bước chính. Buổi lễ thức canh đêm cho người mất (Tsuya), tang lễ chính thức (Kokubetsu-Shiki), và lễ tưởng niệm (Hōyō-Kuyō). Trong lễ tang, có một trong ba người mặc trang phục tang lễ truyền thống (Mofuku) mọi người tham dự tang lễ mặc trang trọng, chủ yếu là màu đen, cavat của nam cũng phải là màu đen. Trang sức của phụ nữ có thể là một chiều vòng cổ ngọc trai nhưng không quá sáng bóng.
- Gia đình nhà có tang trong một năm đầu họ sẽ không tham dự vào các buổi tiệc hay lễ cưới và không gửi bất kỳ thiệp chúc mừng cho bất cứ ai.
- Tiền phúng viếng (Okōden) để cung cấp cho các linh hồn. Số tiền phúng viếng sẽ khác nhau tùy theo các mối quan hệ đã từng có với người quá cố. Lượng thường bắt đầu từ 3,000 yên và không nên đưa ra hóa đơn mới.
- Từ cổ đại và đặc biệt là trong thần thoại, việc rắc muối có ý nghĩa để giải trừ tang tóc. Người tham dự lễ tang trở về nhà sẽ rắc muối trước cổng nhà trước khi bước vào nhà.
- Trong đêm trước lễ tang Tsuya, người thân và bạn bè tụ tập, nói chuyện với nhau cả đêm dài về người đã khuất.
- Trong lễ tang Kokubetsu-Shiki, người tham dự lễ cầu nguyện cho người đã khuất được hạnh phúc trong thế giới tiếp theo bằng cách đốt hương tại bàn thờ, và nghe tụng kinh bởi một nhà sư. Quan tài (Hitsugi) sau đó được vận chuyển đến nhà hoả táng bằng xe tang (Reikyūsha).
- Hōyō-Kuyō có thể khác nhau tùy theo khu vực và tôn giáo, nhưng gia đình có người mất sẽ thường để tang 7 ngày, sau đó 49 ngày, 100 ngày và một năm sau khi mất.
Obon
- Obon là tuần lễ người dân Nhật Bản thể hiện sự tưởng nhớ đến tổ tiên của họ, thường tổ chức vào ngày 15 tháng 7. Ngày nay, có nhiều khu vực tổ chức lễ Obon vào giữa tháng 8.
- Nghi lễ đốt lửa gọi về (Nobi) được gọi là Mukaebi (lửa đón linh hồn của bạn trở về.) được thực hiện ở phía trước lối vào nhà. Ở một số nơi vùng nông thôn, mọi người đi đến mộ để chào đón các linh hồn của người đã khuất theo truyền thống. Sau khi chào đón các linh hồn của tổ tiên, một nhà sư thường được mời đến để tụng một vài bộ kinh và cung cấp một dịch vụ Phật giáo.
- Nghi lễ đốt lửa tiễn đi được tổ chức vào cuối ngày Obon (ngày16) được gọi là Okuribi. Nghi lễ này đễ tiễn biệt linh hồn tổ tiên trở về thế giới bên kia (“cõi vĩnh hằng”, cõi tịnh của Đức Phật)
- Trong kỳ lễ này, hầu hết người dân Nhật Bản sẽ đến viếng thăm nghĩa trang. Kỳ lễ này là kỳ nghỉ chính thức giống như các ngày nghỉ lễ tết cuối năm hay tuần lễ vàng trong tháng 4 - tháng 5. Thông qua kỳ lễ này, nhiều người làm việc nơi xa có cơ hội trở về đoàn tụ với gia đình.
Ohigan (ngày của mùa xuân và mùa thu và ngày trước sau đó)
- Là một sự kiện tưởng nhớ linh hồn tổ tiên của mình
- Lễ Ohigan không chính thức như lễ Obon.Mọi người trong gia đình chỉ phải đến thăm nghĩa trang một lần.
- Các gia đình làm sạch các bia mộ cũng như khu vực xung quanh mộ, đốt nhang cho người đã mất và cúng một số đồ như bánh kẹo và hoa. Sau đó chấp tay để cầu nguyện, và vẩy nước lên bia mộ.
|
|
 |
|